Nên chọn xe lắp ráp trong nước hay nhập khẩu?

 Câu chuyện chọn xe nhập khẩu hay lắp ráp chưa bao giờ “nguội” trong các chủ đề tranh luận. Mỗi sự lựa chọn đều có lý lẽ riêng, nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đều có tâm lý chọn đồ nhập khẩu thay vì sản xuất trong nước. Lý do dễ hiểu bởi những sản phẩm nhập khẩu thường được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại, thuộc các nước có nền công nghệ phát triển, chất lượng đã được chứng thực. Với ôtô – sản phẩm tổng hợp tinh hoa của nền công nghiệp cơ khí, nguồn gốc chiếc xe là vô cùng quan trọng.

Rào cản tâm lý khi lựa chọn xe nhập khẩu

Khi mua xe, người tiêu dùng Việt thường có tâm lý nếu có thể thì chọn xe nhập khẩu. Không thể phủ nhận chất lượng của sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên nó cũng xuất phát từ việc nền sản xuất trong nước có xuất phát điểm chưa tốt, dẫn đến tâm lý chưa thực sự tin tưởng của khách hàng.

Thêm vào đó, đã có một giai đoạn kinh tế đất nước còn khó khăn, việc có được một món đồ từ nước ngoài không hề dễ dàng, điều này tạo ra tâm lý đồ nhập là điều gì đó rất đẳng cấp. Suy nghĩ này còn kéo dài đến ngày nay.

Nhiều người tiêu dùng có xu hướng chọn xe nhập khẩu.

Quay trở lại thời điểm những năm 2007-2010, do được hưởng lợi từ chính sách sau khi gia nhập WTO, hàng loạt mẫu xe nhập khẩu, đặc biệt là có nguồn gốc châu Âu, đổ về Việt Nam. Tuy nhiên, với thiết kế dành cho thị trường châu Âu – nơi có điều kiện giao thông tốt, khí hậu ôn hòa, khi phải đối diện với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nắng nóng như Việt Nam thì những chiếc xe nhanh chóng “đổ bệnh”: Điều hòa yếu, nội thất nhanh xuống cấp, các chi tiết mau chóng bị mài mòn…

Việc sở hữu một chiếc xe không được thiết kế cho điều kiện vận hành thực tế đã trở thành yếu điểm của xe nhập khẩu. Đó là chưa kể đến việc thiếu hụt linh kiện, dẫn đến người dùng phải chờ đợi nhiều tháng khi cần phụ tùng thay thế, sửa chữa.

Chất lượng của một chiếc xe sản xuất trong nước
Với hãng xe Hàn Quốc Hyundai, các mẫu xe trên thế giới khi sản xuất đều có chung một bản vẽ thiết kế, trừ vài model chuyên biệt cho những thị trường lớn. Model xe được sản xuất tại Mỹ, Hàn Quốc hay Việt Nam đều sử dụng chung một bộ linh kiện được sản xuất từ nhà máy với quy trình nghiêm ngặt và chất lượng tương đương nhau.

Từ những bản vẽ thiết kế ban đầu, các kỹ sư Hyundai sẽ tiến hành tinh chỉnh, sử dụng vật liệu, thiết bị điện tử phù hợp với điều kiện vận hành tại Việt Nam dựa trên dữ liệu được thu thập qua hàng năm. Sau đó, các chi tiết bộ phận của xe sẽ được lắp ráp trên dây chuyền sản xuất dựa theo sự tinh chỉnh đó.

Nói về công đoạn sản xuất, nhà máy Hyundai tại Việt Nam được đầu tư bởi TC MOTOR sở hữu hệ thống nhà xưởng hiện đại, ứng dụng những công nghệ mới nhất hiện nay như hàn robot tự động, hệ thống nhúng sơn ED đa lớp… Tất cả đều tuân theo quy trình được giám sát trực tiếp bởi đội ngũ kỹ sư Hyundai, dữ liệu theo dõi chất lượng xe được kết nối trực tiếp với trung tâm quản lý chất lượng tại Hàn Quốc.


Hệ thống robot đang được sử dụng tại Nhà máy sản xuất ôtô Hyundai tại Ninh Bình của TC MOTOR.

Như vậy, hãng có thể kiểm soát chất lượng của từng chiếc xe được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này thể hiện trong các đợt thanh tra xe xuất xưởng do Hyundai Motor đánh giá, số lỗi ghi nhận tại nhà máy Hyundai của TC MOTOR ít nhất trong hệ thống sản xuất của Hyundai toàn cầu. Việc này cho thấy sự nghiêm túc của doanh nghiệp trong việc đầu tư sản xuất công nghiệp ôtô.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Nhà máy sản xuất ôtô Hyundai tại Ninh Bình của TC MOTOR, khối lượng công việc do robot đảm nhận hiện tại là 40%, chủ yếu nằm ở khâu hàn và sơn thân vỏ vốn đòi hỏi độ chính xác cao. Trong thời gian tới, với định hướng phát triển theo hướng tự động hóa, công ty sẽ bổ sung thêm các robot, đưa khối lượng công việc do robot đảm nhiệm lên khoảng 60-70%, đồng thời đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% theo chủ trương của Chính phủ.

Những hệ quả tích cực kéo theo
Để được sản xuất trong nước, các nhà sản xuất nói chung và TC MOTOR nói riêng phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường, để đảm bảo số lượng sản xuất đủ lớn. Một hệ quả kéo theo là quy mô sản xuất lớn thì chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm sẽ thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm hạ xuống. Chưa kể sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế của Nhà nước nên mức giá sẽ càng hấp dẫn. Một sản phẩm chất lượng tương đương có giá thấp hơn sẽ làm hài lòng khách hàng hơn.

Cùng với đó, chế độ bảo hành, bảo dưỡng cũng tốt hơn do các xưởng dịch vụ của nhà cung cấp được phân bố trên toàn quốc, phụ tùng sẵn có không phải chờ đợi lâu, thuận tiện cho người dùng.

Xét về ý nghĩa kinh tế – xã hội, một nhà máy sản xuất xe trong nước tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Nhà máy Hyundai được đầu tư bởi TC MOTOR hiện có hơn 4.000 công nhân, chưa kể các lao động gián tiếp khác. Sự mở rộng liên tục của nhà máy sẽ tạo thêm công việc cho hàng chục nghìn lao động nữa, giải quyết nhu cầu việc làm cho địa phương Ninh Bình – nơi đặt nhà máy.


Nhà máy sản xuất ôtô Hyundai Thành Công đặt tại Ninh Bình có quy mô hơn 100 ha.

Tóm lại, dù là xe nhập khẩu hay lắp ráp trong nước, cách thức sử dụng, bảo quản và sự phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chiếc xe luôn vận hành ổn định. Thực hiện tốt điều này, người dùng sẽ luôn hài lòng với chiếc xe của mình bất kể nó xuất xứ từ đâu.

xe lắp ráp hay nhập khẩu?

https://hyundaibariavungtau.vn/

phone-icon
zalo-icon