Hệ thống cân bằng điện tử ESP/ESC có tác dụng gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hay ESC có tác dụng giúp xe đạt được sự ổn định, tránh bị mất lái, văng đuôi hay lật xe trong những tình huống vào cua ở tốc độ cao hay đánh lái đột ngột.

ESP, ESC hay VSC đều là cách gọi cho hệ thống cân bằng điện tử mà mỗi hãng xe có cách định danh khác nhau. Tất cả đều được xem là bùa hộ mệnh giúp giảm đáng kể những tai nạn, thương vong trong những tình huống đánh lái bất ngờ hay vào cua ở tốc độ cao, trên đường trơn trượt mất độ bám đường nhờ sự can thiệp điện tử vào hệ thống phanh, động cơ giúp xe cân bằng và không bị mất lái, trượt bánh xe…

thong-can-bang-dien-tu-esp-esc-co-tac-dung-gi

ESP – Electronic Stabilization Program (Hệ thống ổn định điện tử) – Mecerdes, Audi, Chrysler, Dodge, Hyundai, Kia, Jeep, Renault, Volkswagen
ESC – Electronic Stability Control (Hệ thống điều khiển ổn định điện tử) – Ford
DSC – Dynamic Stability Control (Hệ thống điều khiển ổn định động học) – BMW, MINI, Jaguar, Land Rover, Mazda
VSA – Vehicle Stability Assist (Hệ thống hỗ trợ ổn định xe) – Honda, Acura
VSC – Vehicle Stability Control (Hệ thống điều khiển độ ổn định xe) – Toyota, Lexus
VDC – Vehicle Dynamic Control (Điều khiển động lực học xe) – Alfa Romeo, Infiniti, Nissan
PSM – Porsche Stability Management (Hệ thống kiểm soát ổn định xe Porsche) – PSM

Các bộ phận chính và hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP

Để đảm bảo xe đi đúng hướng khi vào cua ở tốc độ cao hay xe trượt trên những vũng nước, vũng dầu nhớt gây mất độ bám, hệ thống cân bằng điện tử cảm nhận những thay đổi quá trình hoạt động của xe từ các cảm biến gia tốc dọc, gia tốc ngang thân xe, cảm biến từ các bánh xe và cả cảm biến góc quay vô-lăng để đưa các thông tin về bộ điều khiển ECU trung tâm, từ đó phân tích và có tác động đến quá trình phanh của từng bánh xe và tác động cả động cơ và hộp số để đảm bảo xe giảm tốc nhanh, giữ xe đi đúng hướng người lái muốn, đảm bảo an toàn khi vận hành.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP có liên quan mật thiết đến hệ thống chống bó cứng phanh ABS để đảm bảo quá trình phanh, giảm tốc và tránh bị mất lái khi vào cua ở tốc độ cao hay đánh lái đột ngột. Hầu hết những xe trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống sẽ hoạt động khi người lái đạp mạnh chân thắng để giảm tốc, các cảm biến trên bánh xe sẽ truyền thông tin đến bộ điều khiển ECU trung tâm để điều chỉnh áp lực dầu phanh đến từng phanh trên bánh xe. Còn hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên các cảm biến gia tốc dọc, ngang thân xe, trên các bánh xe, góc quay động cơ để tính toán, kết hợp cùng các hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống chống trượt… để đảm bảo an toàn cho xe. Bên cạnh đó ESP còn có tác động đến động cơ và hộp số giúp giảm mô-men xoắn động cơ đảm bảo quá trình giảm tốc độ của xe được nhanh hơn.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hiên nay đã trở thành trang bị an toàn tiêu chuẩn được áp dụng bắt buộc trên những mẫu xe bán ra thị trường ở nhiều quốc gia nhờ hiệu quả an toàn tối ưu của nó. Tuy nhiên, có những trường hợp hệ thống này không thật sự hiểu quả khi xe chạy ở tốc độ quá cao trên những điều kiện mặt đường trơn trượt lớn hay bánh xe quá mòn làm giảm độ bám đường của xe. Tựu chung, những tính năng an toàn chỉ phần nào làm giảm và hạn chế những thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp, tai nạn xảy ra chứ không thật sự là bùa hộ mệnh bảo vệ tối đa cho người ngồi trên xe và xe. Điều quan trong nhất với những người tham gia giao thông là phải lái xe an toàn, chấp hành đúng luật giao thông và bảo dưỡng bảo trì xe để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất.

phone-icon
zalo-icon